Vừa Sinh Ra Đã Cho Trẻ Bú Bình – Sai Lầm Khiến Bé Rời Xa Ti Mẹ

Date: - View: 6943 - By:

 

Những vấn đề có thể gặp khi cho trẻ bú bình khi vừa chào đời

Các mẹ biết không, việc cho trẻ bú bình ngay từ khi chào đời sẽ khiến con yêu quen dần với ti giả và từ chối việc bú mẹ. Không những thế, trẻ bú bình và bú mẹ sử dụng nhóm cơ khác nhau để bú nên cho trẻ bú bình từ khi mới sinh, trẻ sẽ bị mất phản xạ bú mẹ.

Cho trẻ bú bình sớm có sao không

Ngoài ra, nếu trẻ bú bình quá no, đôi khi mẹ sẽ không rõ được bé cần bú mẹ bao nhiêu sữa là đủ. Không những thế, nếu mẹ cho con bú bình ngay từ khi mới sinh ra, mẹ sẽ có thể mất sữa sớm.

Với những mẹ có thói quen vắt sữa ra bình rồi cho con bú, điều này cũng không đảm bảo an toàn cho bé bởi sữa có thể bị nhiễm trùng do dụng cụ hút sữa không vệ sinh. Máy vắt sữa không thể tạo ra lực hút như cho con bú. Mặc dù mẹ nhiều sữa nhưng lượng sữa này sẽ giảm dần đi nhanh hơn ở những mẹ cho con bú trực tiếp.

Như vậy, có thể thấy, việc cho con bú bình nầy từ khi chào đời hoặc bú bình quá sớm không chỉ khiến con “không thèm” ti mẹ nữa mà còn dẫn đến nhiều hệ luỵ khác. Do đó, mẹ hãy tự tin rằng bất kỳ bà mẹ nào cũng sẽ đủ sữa cho con bú. Mẹ cũng có thể áp dụng một số các cách kích sữa sau sinh để cải thiện lượng sữa mẹ theo từng ngày. 

Những trường hợp mẹ không được cho con bú

Việc cho con bú bình sữa công thức chỉ nên thực hiện khi mẹ nằm trong các trường hợp sau đây:

Mẹ mắc phải các bệnh truyền nhiễm

Nếu mẹ sau sinh mắc phải bệnh truyền nhiễm như viêm gan, viêm phổi, lao,… thì tuyệt đối không được cho con bú sữa mẹ để tránh nguy cơ bệnh lây sang con.

Mẹ đang uống thuốc

Khi nào nên cho con bú bình

 Nếu mẹ đang uống thuốc điều trị bệnh như sốt, cảm lạnh,… thì mẹ không nên cho con bú vào thời điểm đó. Tốt nhất là mẹ nên cho con dùng sữa ngoài và cho con uống sữa đúng giờ để con không bị đói.

Mẹ bị bệnh tim, tiểu đường

Với những mẹ mắc bệnh tim, thận, tiểu đường,… thì mẹ cần đến bác sĩ để được cho lời khuyên về việc có nên cho bé bú mẹ hay không. Thông thường thì trường hợp này, bạn vẫn có thể cho con bú, tuy nhiên phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng sau sinh và thời gian nghỉ ngơi thích hợp. 

Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên rằng, khi mắc các bệnh trên thì tốt nhất là người mẹ nên rút ngắn thời gian cho con bú và nên cai sữa cho con sớm hoặc chuyển hẳn sang sữa ngoài.

Mẹ bị viêm núm vú​ 

Cho con bú bình sớm sẽ gặp vấn đề gì

Những người mẹ có dấu hiệu bị viêm núm vú, đầu vú có dấu hiệu bị loét… thì tuyệt đối không nên cho con bú để tránh lây bệnh cho con.

Điều trị i-ốt phóng xạ

Với những mẹ đang điều trị i-ốt phóng xạ, rất có thể i-ốt sẽ nhiễm vào sữa gây tổn hại tới chức năng tuyến giáp của bé. Bởi vậy, sau khi đã điều trị xong, người mẹ nên đi kiểm tra mức độ chất phóng xạ có trong sữa mẹ, nếu mức độ đó không gây ảnh hưởng thì mới tiếp tục cho con bú.

Tiếp xúc với các chất hóa học hoặc thuốc trừ sâu

Trẻ sơ sinh có thể bị ngộ độc khi bú sữa mẹ có nhiễm phải hóa chất hoặc thuốc trừ sâu. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, khi cho con bú thì tốt nhất người mẹ không nên tiếp xúc với những hoạt chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… và tránh xa môi trường độc hại.

Việc cho con bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Và chắc rằng, mẹ sẽ chưa thể biết được hết những điều thú vị khi cho con “ti” bằng sữa mẹ. Hãy cùng Conlatatca.vn đi tìm hiểu nhé.

1. Một em bé khỏe mạnh

Tất cả các bà mẹ đều mong muốn con mình khỏe mạnh. Nhưng khi sinh ra, em bé lại không có một hệ thống miễn dịch tốt. Vì thế, việc cho bé bú sữa mẹ sẽ giúp mẹ bảo vệ bé gần như tuyệt đối trong thời gian vừa chào đời yếu ớt này.

Các tỷ lệ mắc các bệnh viêm phổi, nhiễm trùng đường tiêu hóa, cảm lạnh sẽ giảm ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Nguyên nhân là bởi trong sữa mẹ, đặc biệt là sữa non có chứa rất nhiều các kháng thể. Chúng đảm bảo sự an toàn tự nhiên nhất cho con.

cho con bú sữa mẹ

2. Bảo vệ con bạn lâu dài

Trẻ bú sữa mẹ sẽ có ít nguy cơ bị các chứng bệnh tiểu dường tuýp 1, 2 sau này. Qua đó trong quá trình bú sữa mẹ, trẻ cũng tránh khỏi những căn bệnh thường gặp như ho, sổ mũi.

3. Xương của mẹ chắc khỏe

Phụ nữ cho con bú sẽ ít có nguy cơ loãng xương sau mãn kinh. Vì khi bạn đang mang thai và cho con bú, cơ thể sẽ hấp thụ canxi hiệu quả hơn nhiều. Trong khi một số xương khớp, đặc biệt là ở cột sống và hông, sẽ có nhiều nguy cơ loãng đi khi bạn cai sữa cho con quá sớm

4. Giảm rủi ro hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Hoa Kỳ cho trẻ từ 1 tháng và 1 năm tuổi. Cho con bú làm giảm 50% nguy cơ em bé bị mắc hội chứng này.

5. Trẻ giảm nguy cơ béo phì

So với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, trẻ sơ sinh bú sữa công thức sẽ tăng cân nhanh hơn trong những tuần đầu tiên của cuộc đời. Vì trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ ít có cảm giác thèm ăn. Điều này hình thành từ bé và theo con đến khi chúng lớn lên. Tránh được những rủi ro béo phì từ thức ăn của bé rất nhiều.

6. Giúp mẹ thon gọn hơn

 

cho con bú sữa mẹ đúng cách

 

Cho con bú sẽ giúp mẹ đốt cháy hơn 500 lượng calories/ngày. Nếu cường độ mẹ cho con bú cao thì chỉ số này sẽ còn tăng lên nữa. Những năng lượng trong mỡ (đặc biệt là vùng bụng) sẽ được giải phóng và đốt cháy, giúp cho mẹ lấy lại được thân hình tốt nhất có thể. Tuy nhiên nếu mẹ mong muốn thon gọn tuyệt đối thì nên kết hợp với những động tác thể dục hợp lý hằng ngày.

7. Bảo vệ môi trường

Bò sữa được nuôi dưỡng để pha sữa cho trẻ sơ sinh, là một “đóng góp đáng kể” vào sự ấm lên toàn cầu bởi phân của bò chứa nhiều khí methane – đây là một loại khí có hại cho khí quyển. Việc cho con bú bằng sữa mẹ sẽ không giúp ích nhiều nhưng nếu như tất cả các mẹ cùng đồng lòng cho con bú bằng sữa mẹ thì sẽ có những thay đổi góp phần bảo vệ môi trường.

8. Chữa bệnh cho mẹ tốt hơn

Các oxytocin tiết ra khi bạn cho con bú sẽ giúp tử cung co lại, giảm tình trạng mất máu. Cho con bú sẽ giúp tử cung của bạn nhanh chóng trở lại kích thước ban đầu hơn.

9. Ít nguy cơ ung thư

Cho con bú có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư ở trẻ em. Và bạn cũng sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở giai đoạn tiền mãn kinh và ung thư buồng trứng.

10. Mang lại một cảm giác chưa từng có

Khi cho con bú, bạn sẽ cảm nhận thiên chức của người làm mẹ nhiều hơn. Qua đó, cảm thấy thương con, gắn kết tình cảm chặt chẽ hơn với con.

11. Cung cấp đầy đủ cưỡng chất cho con nhất

Trong sữa có nhiều protein, vì vậy, ngay cả một lượng nhỏ có thể giữ cơn đói của bé. Qua đó, em bé sẽ được bổ sung nhiều calo để thúc đẩy quá trình tăng trưởng nhanh chóng của mình.

12. Giúp cho vắc-xin được phát huy hiệu quả tốt

Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có một phản ứng kháng thể tốt khi tiêm vắc xin phòng bệnh so với những trẻ nuôi bằng sữa công thức. Qua đó cũng giúp bé ít có nguy cơ phản ứng với vắc-xin. Các chứng sốt khi tiêm vắc-xin cũng nhẹ hơn với trẻ sử dụng sữa công thức.

13. Kinh nguyệt chậm trở lại sau sinh

Nuôi con bằng sữa của bạn sẽ trì hoãn sự rụng trứng, có nghĩa là chậm kinh nguyệt. Việc cho con bú gây giải phóng prolactin, giúp sản sinh ra sữa. Nhưng đồng thời lại kích thích giữ, không cho phép trứng rụng. Nếu như cho con bú đều đặn mẹ sẽ “nghỉ” được kỳ kinh nguyệt dài. Qua đó, góp phần giảm nguy cơ có thai cho mẹ.

14. Bé ít bệnh hơn

Các yếu tố miễn dịch chính trong sữa mẹ là một chất được gọi là immunoglobulin A (IgA). Chúng có rất nhiều trong sữa non – sữa đầu tiên mà cơ thể bạn tiết ra để cho con bú. IgA sẽ giảm dần trong sữa mẹ trưởng thành. IgA có tác dụng chống lại vi trùng xâm nhập bằng cách hình thành một lớp bảo vệ trên các màng nhầy trong ruột, mũi, họng của con bạn.

15. Tiết kiệm chi phí

cho con bú sữa mẹ là tốt nhất

Ở Việt Nam, giá sữa công thức không rẻ. Nếu cho con uống hoàn toàn bằng sữa công thức, một tháng bạn có thể chi trả hơn 1 triệu cho trung bình 3 hộp sữa. Nhưng sữa mẹ lại hoàn toàn có sẵn và sẽ tiết kiệm cho gia đình một khoản chi tiêu lớn giữa rất nhiều những chi tiêu khác khi bé chào đời và lớn lên.

16. Một cách tuyệt vời để tìm hiểu về em bé của bạn

Đây là lúc đánh thức bản năng của người làm mẹ. Bạn phải dựa vào bản năng của mình và hành vi của bé để biết khi nào em bé của bạn bú no sữa. Và chắc hẳn khi đoán đúng tâm lý con, bạn sẽ rất vui đấy !

17. Tránh thai hiệu quả cho mẹ

Có đến 90% bà mẹ thấy hiệu quả tránh thai khi cho con bú. Nếu như bạn tuân thủ nguyên tắc: cho con bú ít nhất mỗi bốn giờ đồng hồ; không cho em bé bú sữa công thức; và bạn phải duy trì việc cho con bú liên tục sau 6 tháng sinh con.

20-dieu-thu-vi-khi-cho-con-bu-bang-sua-me12

18. Tiện lợi, dễ dàng

Bạn không cần phải đun nước, pha sữa, mà rất đơn giản với động tác kéo áo lên và cho bé ti sữa. Sữa mẹ là luôn có sẵn và lúc nào cũng ở nhiệt độ thích hợp.

19. Lợi ích cho gia đình

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Pediatrics, Mỹ. Các gia đình sẽ tiết kiệm khoảng 13 tỉ USD/mỗi năm vào chi phí y tế. Khi 90% trẻ sơ sinh đều được cho bú ít nhất 6 tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, ở Việt Nam, bạn có thể tưởng tượng rằng đây là các chi phí sữa, nước, bệnh viện nếu bạn quyết định cho bé uống sữa công thức. Những chi phí này bao gồm: nguy cơ bệnh ở bé, nguy cơ bệnh ở mẹ, nguy cơ mẹ mang thai…

20. Gần gũi với con hơn

Việc cho con bú giúp nuôi dưỡng mối quan hệ giữa mẹ và con. Ngay từ khi bé sinh ra sau 30 phút bạn đã được khuyên nên “da kề da” với bé. Đây là cách bé cảm nhận được mẹ. Mẹ đối với bé không còn là nhịp tim đập, không là giọng nói trong túi ối nữa. Mà mẹ đang hữu hình, ôm ấp lấy bé. Qua đó, cũng giúp cho mẹ có nhiều kỹ năng, biết cách chăm sóc con mình tốt hơn.\

Sữa mẹ là sữa tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh !!!

Hãy cùng Mama's Choice dành cho con những điều tốt đẹp nhất <3

Kết quả: 3.2/5 - (5 phiếu)