Đầu Vú Bị Nứt - Phải Làm Sao?

Date: - View: 5910 - By:

Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ sẽ không tránh khỏi việc đầu vú bị nứt, gây đau và bé bú không được. Vậy nguyên nhân đầu vú bị nứt là do đâu? Cách chữa trị như thế nào?

NGUYÊN NHÂN ĐẦU VÚ BỊ NỨT

Đầu vú bị nứt thường xuất hiện trong khoảng thời gian mang thai hoặc cho con bú.

Khi mang thai, đầu vú của mẹ bị nứt là do hormone trong cơ thể thay đổi, các mô dưới ngực phát triển khiến ngực căng, giãn ra gây nứt và đau đầu ti.

Khi cho con bú, đầu vú bị nứt là do:

  • Cho con bú mẹ không đúng cách, sai tư thế khiến mẹ bị đau nhức và núm vú bị chảy máu. 
  • Nguyên nhân tiếp theo là do mẹ dùng máy hút sữa sai cách khiến núm vú của mẹ bị đau đớn. Hãy điều chỉnh mức độ hút phù hợp với điều kiện sức khỏe của mình cũng như chọn phễu chụp núm vú vừa vặn
  • Trường hợp trẻ bị nấm men nhiễm trùng miệng, khi mẹ cho con bú cũng sẽ khiến bệnh này lây sang núm vú. Các hiện tượng xuất hiện kèm theo là: mún bị ngứa, đỏ và đau đớn.
  • Khi mẹ bị chàm cũng sẽ ảnh hưởng đến núm vú khiến chúng bị khô, nứt nẻ, xuất hiện vảy, đỏ ửng núm kèm theo ngứa và đau đớn.
  • Trẻ sơ sinh sẽ có lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi. Đây chính là thắng lưỡi. Nếu phần thắng lưỡi ngắn cũng sẽ hạn chế hoạt động đầu lưỡi của trẻ. Như vậy là bé đã bị dính thắng lưỡi cũng sẽ khiến trẻ gặp phải một vài vấn đề khi bú mẹ.

 

BỊ NỨT ĐẦU VÚ PHẢI LÀM SAO?

Trong khi cho trẻ bú

  • Kiểm tra và điều chỉnh lại tư thế của trẻ. Mẹ hãy hướng mặt của trẻ về phía bầu vú của mình. Môi dưới nằm dưới núm vú như vậy thì miệng bé sẽ chạm sát vào đầu vú hơn. 

 

Cho con bú đúng cách

 

  • Thử cho trẻ bú với nhiều tư thế khác nhau để chọn được một tư thế thoải mái nhất.
  • Hãy cho con bú ở bên ít đau hoặc không bị đau. Như vậy bé sẽ bú nhẹ nhàng hơn và mẹ cũng có thể giải quyết hiện tượng này nhanh chóng hơn đối với vú bên kia.
  • Trước khi cho con bú, mẹ có thể đắp khăn lạnh lên đầu ngực. Hơi lạnh tỏa ra sẽ xoa dịu cơn đau của mẹ.

Sau khi cho con bú

  • Làm sạch núm vú một cách nhẹ nhàng bằng nước ấm và xà phòng sát khuẩn để giảm nguy cơ nhiễm trùng của núm vú. 
  • Sử dụng thuốc mỡ kháng khuẩn khi núm vú của mẹ xuất hiện các vết thương hở. Tốt nhất là nên nghe ý kiến của bác sĩ chứ mẹ không nên tự ý mua thuốc để sử dụng.
  • Sử dụng thuốc mỡ chứa lanolin để thoa sau mỗi lần cho con bú. Vết nứt sẽ không bị đóng vảy và mẹ cũng sẽ bớt đau hơn.
  • Dùng trợ ti để giúp mẹ bớt đau khi bé bú, cũng như chống lại vi khuẩn xâm nhập.
  • Dùng các loại thuốc giảm đau theo như tư vấn của bác sĩ. Ví dụ như: dùng ibuprofen hay acetaminophen trước khi cho con bú. Chỉ nên sử dụng trong trường hợp quá nặng và đau nhức.

Mẹ cũng có thể ngừng cho con bú một vài ngày và sử dụng hút sữa để núm vú có thời gian bình phục. Hãy nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia để biết cách duy trì được nguồn sữa cũng như tránh tổn thương cho núm vú về lâu dài. 

Nếu núm vú bị đau, chảy máu, mẹ bị sốt, viêm cũng như chảy mủ hoặc nhiễm trùng thì hãy đến gặp bác sĩ vì có thể bạn đang bị nhiễm trùng các vết thương hở.

 

MẸ BỊ NỨT ĐẦU VÚ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BÉ KHÔNG?

Việc đầu vú bị nứt khi cho con bú chắc chắn sẽ khiến các mẹ lo lắng không biết có gây ảnh hưởng đến con hay không. Câu trả lời là hoàn toàn không hề ảnh hưởng đến bé một chút nào cả. 

Chỉ cần mẹ vệ sinh sạch sẽ trước khi con bú, cho dù con có nuốt một chút máu thì cũng không hề ảnh hưởng vì máu sẽ theo ra ngoài theo đường vệ sinh. Chỉ cần chú ý cho bé bú đúng theo tư thế là được.

Mẹ không cần lo lắng đến việc có nên cho con bú khi đầu vú bị nứt hay không vì sợ ảnh hưởng đến vết thương. Hoàn toàn không có vấn đề gì hết. Mẹ cứ cho con bú bình thường. Trừ khi đau không chịu được mới phải vắt sữa cho con ti.

(Theo phunuvagiadinh.vn)

Kết quả: 2.8/5 - (11 phiếu)